22 tháng 3, 2011

Viêm Màng Não Sau Chấn Thương Sọ Não

I. Đại cương:
1.Giải phẫu học màng não:
Màng não gồm: màng cứng, màng nhện và trong cùng là màng mềm.
Đặc trưng tổn thương viêm màng não là viêm màng nhện, màng mềm và dịch não tủy.
2.Viêm màng não (VMN) là hiện tượng viêm của màng não do sự xâm lấn của các tác nhân gây bệnh vào màng não.
VMN sau chấn thương sọ não thường xảy ra với bệnh cảnh cấp tính, thường do vi khuẩn xâm nhập vào màng não qua các vị trí chấn thương đầu.
VMN là một cấp cứu nội khoa khẩn, cần chẩn đóan sớm và điều trị kháng sinh thích hợp.
3.Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn thường gặp (70 - 80%): Streptococcus pneumonia, Nesseria meningitidis, Hemophilus influenza.
Vi khuẩn ít gặp hơn: Staphylococcus, E.coli, Pseudomonas, Enterococcus.
II.
Sinh lý bệnh:
Cơ chế vi khuẩn xâm nhập vào màng não gây VMN:
Giai đọan vi khuẩn xâm nhập: Vi khuẩn qua chỗ nứt sọ xâm nhập vào màng não, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh có vỏ bọc polysaccharide nên có tính kháng đại thực bào, sau đó gây phản ứng viêm qua cơ chế tiết cytokine, interleukin, prostaglandin…
Màng não bị viêm -> tăng tính thấm hàng rào máu-màng não-> phù não-> tăng áp lưc nội sọ-> chèn ép gây tổn thương dây thần kinh sọ (dây III, IV, VI…), tụt não thùy thái dương hay tiểu não, do đó chèn ép thân não, não úng thủy do tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy trong não thất hay ngòai não thất.



III. Lâm sàng:
-Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, thường >38oC, kèm lạnh run, vã mồ hôi.
-Hội chứng màng não:
Những cơn nhức đầu dữ dội, kéo dài, không bớt với thuốc giảm đau, sợ ánh sáng.
Cảm giác buồn nôn, ói vọt.
Tình trạng táo bón, tăng kích thích da.
-Dấu màng não: dấu cứng gáy, dấu Kernig, dấu Brudzinski.
Dấu cứng gáy: khi gập đầu bệnh nhân một cách thụ động, có sự đề kháng lại làm cằm không thể chạm ngực được.
Dấu Kernig: bệnh nhân nằm ngửa, người khám gập đùi bệnh nhân lên vuông góc với than, sau đó từ từ duỗi thẳng gối. Dương tính khi có cử động gập tự động tại khớp gối đối diện khi gập đùi bệnh nhân.
Dấu Brudzinski: người khám đặt một tay sau đầu bệnh nhân, một tay lên ngực bệnh nhân, cố gắng gập đầu bệnh nhân thụ động theo hướng cằm chạm ngực. Dương tính khi bệnh nhân thấy đau dọc theo cột sống từ cổ xuống lưng và tự động gập đùi và gối.
Chú ý: ở người già có thể không có dấu màng não, ở trẻ nhũ nhi biểu hiện dấu thóp phồng.
Có thể có dấu vạch màng não (do rối lọan mao mạch), tăng phản xạ gân xương và Babinski (+) (dấu kích thích của bó tháp), tư thế “cò súng”.
-Rối lọan ý thức: ban đầu tỉnh táo, dần dần bứt rứt, lú lẫn, lơ mơ.
-Các dấu thần kinh khác:
Co giật: 20 – 30% trường hợp, những ngày đầu nhẹ (tòan thân), sau đó nặng hơn (co giật khu trú, biến chứng thần kinh).
Dấu thần kinh định vị: liệt các dây sọ III, IV, VI; liệt nửa người.
Phù gai thị: phù cấp do tụ mủ dưới màng cứng.
-Tử ban: do Nesseria meningitidis hay Streptococcus suis.
IV.
Cận lâm sàng:
Chọc dò tủy sống: khảo sát dịch não tủy (chưa điều trị kháng sinh và lọai trừ tăng áp lực nội sọ bằng chụp CT scan não và soi đáy mắt)
Áp lực tăng: 200 – 300 mm nước.
Màu: thay đổi từ trong đến vẩn đục và đục như nước vo gạo.
-Sinh hóa:
Đường: giảm dưới 40 mg% dến còn lại vết, tỉ lệ đường dịch não tủy/ đường huyết < 50%.
Đạm: tăng từ 100 mg% đến 1000 mg%, có thể tắc nghẽn khoang dưới nhện.
Lactate: tăng > 4 mmol/l trong VMN mủ do chuyển hóa kỵ khí của glucose, độ nhạy cao hơn cả thong số đường, đạm và tế bào.
-Tế bào:
Cần khảo sát liền, vì sau 90 phút bạch cầu bắt đầu thóai hóa.
Trong VMN mủ: tăng bạch cầu 100 – 1000/mm3, neutrophil chiếm >80%.
Bạch cầu > 50.000/mm3 có thể abcès vỡ vào não thất.
Lympho tăng trong trong VMN do siêu vi và các nguyên nhân khác.
-Vi sinh:
Soi, cấy có vi trùng, làm kháng sinh đồ.
Công thức máu: Bạch cầu tăng và chuyển trái.
Cấy máu: tỉ lệ dương tính 40 – 80% VMN mủ.
Ion đồ và chức năng thận: theo dõi rối lọan thứ phát sau VMN.
CT scan não: tri giác xấu hơn, có dấu thần kinh khu trú, có thể thấy abcès não, tụ mủ dưới màng cứng, biến chứng não úng thủy, tụt não.
V.
Chẩn đóan xác định:
-Hội chứng nhiễm trùng
-Hội chứng màng não
-Kết quả xét nghiệm dịch não tủy.


___________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

21 tháng 3, 2011

Chấn thương sọ não - 90% do tai nạn giao thông

Ngày nào bệnh viện Bệnh viện Việt Đức cũng tiếp nhận các trường hợp chấn thương sọ não và riêng khoa Phẫu thuật Thần kinh, mỗi có khoảng 700 bệnh nhân tử vong…

Chấn thương sọ não (CTSN) là hiện tượng đầu bị va vào một vật cứng, gây tổn thương não, xương sọ. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ của bệnh lại không phụ thuộc vào tổn thương thực thể có thể nhìn thấy và chính điều này đã gây ra nhiều cái chết oan uổng.
 

Như trường hợp của anh Lê Mạnh Hùng (Bắc Ninh) bị một xe máy đi ngược chiều đâm vào khi đang đi bộ. Anh ngã đập đầu xuống đất và tỉnh lại ngay sau đó. Những người xung quanh và bản thân anh cho rằng chỉ là va chạm nhẹ, không ảnh hưởng gì nên tiếp tục đi bộ về nhà. Một tiếng sau đó anh đột ngột bất tỉnh, liệt nửa người... Lúc này gia đình mới đưa anh Hùng đến bệnh viện. Tuy nhiên, do không được cấp cứu kịp thời trước đó nên não anh Hùng bị tụ máu kết quả là anh bị tử vong.
May mắn hơn là trường hợp của chị Nguyễn Thị Mai (Bắc Giang). Chị bị ngã từ ban công tầng hai xuống đất. Chị Mai bị gẫy chân, tay phải và nặng nhất là vùng đầu (rách da đầu, hở sọ, giãn đồng tử). Do biểu hiện tổn thương trên thân thể nặng nề nên chị được đưa đi cấp cứu kịp thời và không để lại di chứng gì.

Theo TS Nguyễn Hữu Tú, Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh Viện Việt - Đức, khi bị CTSN, nhiều bệnh nhân chỉ còn đáp ứng được với kích thích đau. Và tiến triển xấu có thể xảy ra ngay sau dù  trước đó, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn. Vì vậy, các trường hợp CTSN, sơ cứu sớm sẽ và tốt sẽ tránh được những hậu quả không những đối với tính mạng mà cả khả năng phục hồi của bệnh nhân.

Vậy nên, sau khi bị đập đầu vào vật cứng, tốt nhất nên có người đi cùng hoặc nhân viên y tế để tới các bệnh viện chuyên khoa thăm khám. Ngoài ra, ở các trường hợp nặng, trước tiên cần giúp bệnh nhân thông thoáng đường hô hấp như: nâng cằm, kéo hàm chống tụt lưỡi, lấy dị vật trong miệng nếu có... Nên bất động cộng sống bằng nẹp cột, bao cát hoặc giữ bằng tay. Hãy đặt người nạn nhân nằm trong tư thế đầu cao nhẹ và theo dõi liên tục những dấu hiệu quan trọng liên quan đến hô hấp, tuần hoàn và tình trạng thần kinh.
 


Một số thương tổn chính trong CTSN:

- Khối máu tụ ở khoang ngoài màng cứng cấp tính: Chủ yếu là do tổn thương động mạch màng não giữa. Nạn nhân tỉnh táo hoàn toàn sau tai nạn nhưng mất hoặc giảm nhanh ý thức sau vài giờ. Đồng tử một bên giãn (thường cùng với bên bị tổn thương). Liệt nửa người (đối diện với bên bị tổn thương). Với loại tổn thương này, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau mổ, nếu được càng sớm càng tốt

- Máu tụ dưới màng cứng: Khi khối máu tụ ở khoang dưới màng cứng, kết hợp với đụng dập nặng và tổ chức não phía dưới hình thành do rách tĩnh mạch bắc giữa vỏ não và màng cứng. Nạn nhân thường mất hoặc giảm tri giác ngay sau tai nạn. Đồng tử một bên giãn (cùng bên bị tổn thương) và có thể bị liệt nửa người (đối diện với bên bị tổn thương).

- Máu tụ trong não: Thường có các dấu hiệu như máu tụ dưới màng cứng. Đây là những loại tổn thương nặng. Tỷ lệ thần kinh và di chứng để lại rất cao.

- Vỡ nền sọ: Bệnh nhân bị thâm tím xung quang mắt (dấu hiệu đeo kính râm), bầm tím ngay sau tai (xương chũm),dịch não chảy qua tai hoặc qua mũi.

- Chấn động não: Mất ý thức thoáng qua vài phút ngay sau bị tai nạn, sau đó bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.

- Lún sọ: Xương sọ bị vỡ, lõm xuống. Mảnh xương vỡ có thể bị đè vào hoặc đâm xuyên qua màng cứng hoặc tổ chức não nằm phía dưới.
 

___________________________________________




Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

20 tháng 3, 2011

Vì sao chấn thương sọ não gia tăng?

Thống kê từ một số phòng khám tại khu vực TPHCM, trong dịp Tết Tân Mão số ca chấn thương sọ não nặng (có đội mũ bảo hiểm) tăng đột biến, có 422 ca, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều người cho rằng sở dĩ số ca chấn thương sọ não tăng là do người đi xe gắn máy tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm (MBH) dỏm, không đạt chuẩn mà Bộ KHCN yêu cầu. Hiện trên thị trường, mặt hàng này bày bán tràn lan từ vỉa hè cho đến các cửa hàng lớn với đủ các loại giá. Có một nghịch lý là các công ty sản xuất MBH đạt chuẩn hàng năm bỏ ra hàng triệu USD nhập máy móc thiết bị, nhựa, đầu tư chất xám để sản xuất hàng đạt chuẩn, nhưng mức tiêu thụ hàng trên thị trường chỉ chiếm khoảng 1/3 thị phần. Đa số thị phần còn lại là các sản phẩm kém chất lượng, mũ thể thao, mũ cho người đi xe đạp. Lượng hàng này tiêu thụ nhiều và rộng khắp các tỉnh thành, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Do sản phẩm sản xuất không đúng quy chuẩn và nhiều loại mũ không phải là MBH nên người sử dụng bị tiền mất tật mang, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng.


Nhiều người dân đội mũ thể thao khi lưu thông
Trước thực tế đó, cuối tháng 2-2011, nhóm những doanh nghiệp sản xuất MBH đạt chuẩn như Công ty Nhựa Chí Thành VN, Đức Huy... gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ liên quan như Công an, Công thương, Khoa học và Công nghệ,  đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chấn chỉnh tình trạng MBH dỏm, nhái kiểu bán tràn lan như hiện nay. Đồng thời, kiến nghị các ngành liên quan xử lý những cơ sở sản xuất MBH dỏm, nhắc nhở những người lưu thông đội mũ thể thao, mũ dành cho người đi xe đạp khi ngồi trên xe máy, để người dân nâng cao ý thức bảo vệ tính mạng bản thân.

Cùng vấn đề trên, thượng tá Huỳnh Kim Thanh, Phó phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATPHCM, cũng lưu ý: Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP, người đi xe máy tham gia giao thông không đội MBH hoặc đội MBH nhưng không cài quai phạt từ 100 đến 200 ngàn đồng. Như vậy, nếu người đi xe máy đội các loại mũ không phải là MBH thì căn cứ vào nghị định sẽ bị áp dụng mức phạt mà luật định đã đề ra. 

____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

19 tháng 3, 2011

ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

1. MỤC TIÊU
• Nắm được những điểm quan trọng về giải phẫu và sinh lý bệnh của chấn thương sọ não.
• Đánh giá và theo dõi được về tri giác và các dấu hiệu tổn thương thần kinh trên bệnh nhân chấn
thương sọ não.
• Có thể hỗ trợ bác sĩ trong xử trí ban đầu, xử trí tổng quát bệnh nhân chấn thương sọ não.

2. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1 Giới thiệu
Chấn thương sọ não là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân hoặc
để lại di chứng nặng nề. Chậm trễ trong đánh giá bệnh nhân làm giảm khả năng sống sót và có
thể ảnh hưởng xấu đến tiên lượng lâu dài. Trong giai đoạn trước bệnh viện, có thể giảm tỉ lệ tử
vong và di chứng nếu bệnh nhân được xử trí kịp thời và đúng cách.
Mục đích của xử trí ban đầu trên bệnh nhân chấn thương sọ não là:
• Ngăn ngừa tổn thương não thứ phát do thiếu ôxy não.
• Phát hiện các tổn thương cần được phẫu thuật cấp cứu.
Xử trí ban đầu được thực hiện qua các bước: ABC - Đường thở, Hô hấp, Tuần hoàn, và D –
phát hiện và xử trí các tổn thương thần kinh khu trú.
2.2 Một số đặc điểm quan trọng về giải phẫu và sinh bệnh học:
Chấn thương vào vùng đầu có thể gây tổn thương cho phần sọ và mặt, các tổn thương này có thể
là do tác nhân trực tiếp tác động tới não như vết thương do đạn hoặc không trực tiếp như chấn
động não, giập não hoặc xuất huyết não. Các tổn thương này thường do tai nạn giao thông, ngã
hoặc bị đánh.
- Chấn động não: là tình trạng mất ý thức thoáng qua do làm gián đoạn hoạt động của não
trong một thời gian ngắn.
- Giập não: tổ chức não bị đụng giập.
- Xuất huyết não: máu chảy vào các não thất hoặc khoang giữa xương sọ và não. Đây là biến
chứng nghiêm trọng của chấn thương sọ não và có tỷ lệ tử vong cao do tăng áp lực nội sọ và
khả năng thoát vị não sau này. Xuất huyết não được phân ra 3 loại là: chảy máu ngoài màng
cứng, chảy máu dưới màng cứng và chảy máu trong nhu mô não tuỳ theo vị trí của tổn thương.
Lưu ý: cần phát hiện hay loại trừ tổn thương cột sống cổ trên bệnh nhân có chấn thương vùng đầu.

3. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU
- Đường thở: Kiểm tra chảy máu, dị vật, chất nôn... Bảo đảm cố định cột sống cổ khi có tổn
thương hoặc nghi ngờ tổn thương.
- Hô hấp: Phát hiện thở chậm hoặc thở nông.

- Tuần hoàn: Kiểm tra mạch và phát hiện chảy máu.
- Thần kinh: Tìm các tổn thương thần kinh

4. XỬ TRÍ BAN ĐẦU
- Khai thông đường thở bằng nâng cằm đẩy hàm trong khi giữ nguyên tư thế đầu thẳng. Chuẩn
bị sẵn sàng dụng cụ hút và đảm bảo không kích thích phản xạ tống dị vật ở bệnh nhân để tránh
làm tăng thêm áp lực nội sọ.
- Thở ô xy nồng độ cao: nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong chấn thương sọ não là
thiếu ô xy não.
- Hỗ trợ thông khí bằng bóng van mặt nạ khi cần thiết. Tăng thông khí dự phòng không được chỉ
định.
- Kiểm soát chảy máu: không ép mạnh lên vị trí tổn thương mà chỉ băng lỏng. Không được cố
gắng cầm máu hay dịch não tuỷ chảy ra từ mũi hoặc tai mà chỉ nên băng lỏng nếu cần thiết.
- Đặt hai đường truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền tuỳ thuộc tình trạng huyết động của bệnh nhân.


5. ĐÁNH GIÁ TIẾP THEO
5.1. Bệnh sử
Cần tìm hiểu về:
- Cơ chế chấn thương
- Thời gian hôn mê
- Khả năng nhớ lại sự việc
- Tư thế bệnh nhân khi được tìm thấy

5.2. Trạng thái ý thức
Thay đổi tình trạng ý thức phản ánh rất sát tình trạng bệnh nhân, bệnh nhân có rối loạn ý thức và
thay đổi đáp ứng với kích thích. Có thể đánh giá ban đầu theo quy trình AVPU (các chữ cái đầu
của các từ tiếng Anh), trong đó:
• A (Alert) : tỉnh hoàn toàn.
• V (voice) : có đáp ứng với gọi hỏi.
• P (pain) : có đáp ứng với kích thích đau.
• U (Unresponsvie) : hoàn tòan yên lặng, không đáp ứng với các kích thích.
Sau đó để đánh giá chính xác cần dùng bảng Glasgow:

Đáp ứng bằng mắt (4)
1. Mắt nhắm.
2. Mở mắt khi gây đau.
3. Mở mắt khi gọi.
4. Mở mắt tự nhiên.

Đáp ứng bằng lời nói (5)
1. Không đáp ứng.
2. Đáp ứng bằng những âm thanh vô nghĩa.
3. Dùng từ không thích hợp.
4. Lẫn lộn, mất định hướng.
5. Đáp ứng đúng.

Đáp ứng bằng vận động (6)
1. Không đáp ứng.
2. Duỗi cứng (mất não).
3. Gấp cứng. (mất vỏ não).
3. Cấu: co chi.
4. Cấu: gạt đúng.
5. Yêu cầu: làm đúng.

5.3. Các dấu hiệu sinh tồn:
- Tăng huyết áp, nhịp tim chậm là dấu hiệu muộn của tăng áp lực nội sọ. Cần phát hiện các rối
loạn tim mạch khác.
- Khó thở hoặc thay đổi kiểu thở có thể là dấu hiệu của chấn thương sọ não
- Sốt có thể là biểu hiện của chấn thương sọ não.

5.4. Đồng tử hai bên: không cân đối hoặc mất phản xạ, rối loạn thị lực, một hoặc hai mắt trũng
sâu.
5.5. Tụ máu quanh tai: vùng xanh tím sau tai có thể là dấu hiệu của vỡ nền sọ; có thể có dịch não
tuỷ chảy qua tai hay mũi hoặc tụ máu quanh mắt.
Lưu ý: nếu nghi ngờ có vỡ nền sọ hoặc vỡ xương mặt nghiêm trọng thì không được đặt sonde dạ
dày đường mũi mà cân nhắc đặt qua đường miệng.

6. XỬ TRÍ CHUNG

- Giữ cổ ở tư thế tự nhiên và cố định cột sống cổ.
- Truyền dịch bằng muối sinh lý hoặc Ringer lactate với số lượng cần tính toán chính xác.
- Sẵn sàng xử trí co giật.
- Duy trì thân nhiệt bình thường
- Điều trị bằng thuốc: + Thuốc chống co giật
+ Truyền manitol chống phù não và tăng áp lực nội sọ
+ Kháng sinh
+ Hạ nhiệt

7. TÓM TẮT
• Tuân thủ nguyên tắc A-B-C-D-E trong xử trí bệnh nhân chấn thương sọ não.
• Đánh giá và theo dõi trong chấn thương sọ não là đánh giá và theo dõi về tri giác và các dấu
hiệu thần kinh.
• Ngăn ngừa tổn thương não thứ phát bằng cách:
- Đảm bảo ô xy và thông khí cho bệnh nhân.
- Tìm kiếm và xử trí các tổn thương phối hợp, nhất là tổn thương cột sống cổ.
- Thường xuyên đánh giá lại chức năng thần kinh.

__________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

18 tháng 3, 2011

Một số rối loạn sau chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não (CTSN) là một hình thức tổn thương ngoại sinh phổ biến nhất của não. Hậu quả của CTSN rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến các di chứng rất nặng nề, trong đó rối loạn tâm thần do CTSN khá phổ biến.

Biểu hiện của rối loạn tâm thần do CTSN gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. ở giai đoạn muộn được gọi là rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, gồm 4 hội chứng chính:

Hội chứng suy nhược sau chấn thương
Ðây là một hội chứng khá phổ biến, chiếm 50 - 70% tổng số các trường hợp. Biểu hiện chủ yếu là đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trí nhớ, suy giảm chú ý chủ động. Cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, giận dữ, mệt mỏi thường xuyên, các phản ứng cảm xúc thường quá mức, không phù hợp với cường độ và đặc điểm kích thích. Rối loạn thần kinh thực vật đa dạng, biểu hiện chủ yếu như ra nhiều mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp dao động, làm việc chóng mệt mỏi. Dễ nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, thay đổi áp lực không khí của môi trường. Dễ mẫn cảm với rượu. Khám thần kinh thấy tăng phản xạ gân xương, run tay,... Suy nhược sau chấn thương hay dao động về cường độ, xen kẽ thời kỳ bệnh ổn định là các thời kỳ bệnh tiến triển xấu do ảnh hưởng của các căng thẳng cảm xúc, stress, lao động quá mệt nhọc, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và một số bệnh khác.

Hội chứng suy não sau chấn thương
Hội chứng này có biểu hiện rối loạn tâm thần và thần kinh rõ ràng hơn so với hội chứng suy nhược sau chấn thương. Có thể gặp các triệu chứng la hét, vật vã hoặc diễn lại tình huống chấn thương, tình huống chiến đấu, (đối với những thương binh). Các triệu chứng này thường gặp trong năm đầu của chấn thương, về sau thì mất hẳn. Trạng thái mệt mỏi xảy ra thường xuyên và không mất đi sau nghỉ ngơi. Bệnh nhân giảm sút trí nhớ, khó nhớ các kiến thức mới, tư duy kém linh hoạt và nghèo nàn. Cảm xúc thường biến đổi, không ổn định, dễ bùng nổ, không tự kiềm chế bản thân, dễ tấn công người khác, hay mâu thuẫn, kiện cáo... Ngược lại còõn có thể gặp trạng thái vô cảm ở một số bệnh nhân như lờ đờ, chậm chạp, thiếu chủ động.
Suy n
ão sau chấn thương sẽ nặng nề hơn khi gặp một số yếu tố không thuận lợi về cảm xúc, về tinh thần, lao động quá mệt nhọc, bị bệnh nhiễm khuẩn, uống rượu...

Ðộng kinh sau chấn thương
Ðộng kinh sau chấn thương chiếm tỷ lệ 4 - 5% các CTSN, nếu là các vết thương chiến tranh thì tỷ lệ này tăng lên 30%. Ðộng kinh có thể xuất hiện sau chấn thương rất sớm từ vài giờ, vài ngày hoặc có thể từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng thường xuất hiện trong vòng 2 năm sau chấn thương (80%). Ðộng kinh sau chấn thương thường là động kinh cục bộ. Nếu là động kinh toàn thể, thường cũng bắt đầu bằng cơn cục bộ. Cơn động kinh có thể bắt đầu bằng hiện tượng giống rối loạn phân ly, trong cơn, ý thức bệnh nhân không mất hoàn toàn, dễ có hành vi hung bạo, nguy hiểm, nhưng kết thúc bằng cơn co giật, mất ý thức.

Hội chứng sa sút sau chấn thươngBệnh nhân mất trí nhớ toàn bộ, trí năng giảm sút rõ rệt, mất khả năng phê phán, mất khả năng lao động trí óc, chỉ còn có thể làm được một số công việc lao động chân tay đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao. Một số bệnh nhân khác tiến triển rất nặng, chỉ còn các hoạt động bản năng, không còn khả năng tự phục vụ mình.
Ngoài ra còn có thể gặp một số rối loạn: Có triệu chứng giống tâm thần phân liệt; hoặc hội chứng Paranoid sau CTSN, thường là ý tưởng bị theo dõi hoặc ghen tuông; hoang tưởng; hay bị thay đổi nhân cách; Một số còn có thể tự sát sau chấn thương (chiếm tỷ lệ 14% tổng số tử vong do tự sát).

Phòng bệnh
Cần đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động, ph
òng ngừa tai nạn giao thông và tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày để làm giảm tỷ lệ CTSN trong nhân dân. Ðảm bảo chế độ làm việc và nghề nghiệp phải thích hợp đối với những người có tiền sử bị CTSN. Tránh các tác nhân có hại cho bệnh nhân như mắc bệnh nhiễm khuẩn, stress... Ðặc biệt người bệnh không nên uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích.

________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

17 tháng 3, 2011

Bố mẹ đừng lơ là đội mũ bảo hiểm cho con

Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm có hàng nghìn ca trẻ em bị tử vong vì bị tai nan thương tích hay chấn thương sọ não do k hông đội mũ bảo hiểm.
Không đội mũ bảo hiểm vì những lý do lãng xẹt
Theo quy định của Nhà nước, các bé từ 6 tuổi trở lên khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng hầu như các bố mẹ hiện nay đều lơ là chuyện này. Ra ngoài đường, cực nhiều các bố mẹ chở con đi không đi mũ bảo hiểm.
aFamily đã phỏng vấn nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi, các bố mẹ đội mũ bảo hiểm cho con vì những lý do cực kỳ lãng xẹt: “Đội mũ bảo hiểm chỉ tết tóc thấp được. Hôm nào đi học về con em trông cũng như bú rù vì đầu với tóc”. Hoặc “Ở trường của con không có chỗ để mũ bảo hiểm. Sáng bố đưa con đi học, chiều mẹ đón về, không biết để mũ bảo hiểm ở đâu”.
Theo thống kê của ngành y tế, trung bình mỗi năm có 1.920 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 24 - 26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 13,4%. Gần 1/2 trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ tử vong do tai nạn thương tích vì không đội mũ bảo hiểm ngày một tăng.
Thật là buồn cười nếu đầu của cha mẹ được đội mũ bảo hiểm để bảo vệ, còn bé thì không.
Bố mẹ đừng lơ là đội mũ bảo hiểm cho con

Mũ bảo hiểm không ảnh hưởng đến xương cổ của bé
Nhiều bố mẹ cũng muốn cho con đội mũ bảo hiểm vì sợ mũ bảo hiểm quá nặng, sẽ làm ảnh hưởng đến đầu và cổ của bé. Các nghiên cứu đều cho rằng, khi bé được khoảng 3 tuổi, bố mẹ hoàn toàn yên tâm cho bé đội mũ bảo hiểm.
Mẹ Nani, hiện đang ở Pháp, cho biết: “Bé nhà mình lúc 3 tuổi, đi xe đạp 2 bánh gỗ không có bàn đạp, dùng chân đẩy ra công viên chơi. Vừa ra chơi được mấy vòng, có chú cảnh sát tới nhắc: “Lần sau, cô đội mũ bảo hiểm cho cháu nhé”.
Cho con đội mũ bảo hiểm cũng là cách giáo dục tốt nhất cho con chấp hành luật giao thông. Bố mẹ có thể mua một tờ in hình các bảng hiệu giao thông đưòng bộ dán trong phòng của cho bé và giải thích cho bé về từng bảng hiệu. Và khi ra đường thấy bảng hiệu nào là giải thích luôn bảng hiệu đó cho con.
Nên dạy con những điều đi đường an toàn tối thiểu: đi bộ bên lề phải, sang đường phải đợi tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ và đi đúng vào làn đường có vạch trắng, rồi đi xe đạp phải đội mũ bảo hiểm và chạy đúng đường dành cho xe đạp.
Chọn mũ bảo hiểm an toàn cho con
Đội mũ bảo hiểm chất lượng và đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất để tránh chấn thương sọ não cho bố mẹ và các bé trong trường hợp không may xảy ra tai nạn giao thông. Các bố mẹ nên thật sự ý thức được rằng: việc đội mũ bảo hiểm cho con em mình không phải vì cảnh sát hay quy định mà quan trọng là để đảm bảo an toàn cho con.
Bố mẹ đừng lơ là đội mũ bảo hiểm cho con
Hãy chọn loại mũ bảo hiểm hợp với đầu con
Mũ bảo hiểm thiết kế dành cho trẻ em có nhiều hình đẹp lắm, màu sắc tươi sáng. Điều quan trọng là dù to nhưng rất nhẹ không sợ bé mỏi cổ gì đâu ạ
Phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm là phần xốp bên trong, có tác dụng bảo vệ não bộ của người đội mũ. Bởi vậy, khi lựa chọn, cha mẹ nên chú ý đến lớp xốp bên trong. Lớp xốp này phải có độ dày, độ đậm đặc cao, ấn vào không thấy lõm và có khả năng hấp thụ xung động khi xảy ra va đập.
Các vết nứt hoặc xước của lớp vỏ bên ngoài trong quá trình sử dụng hàng ngày, không ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ đầu của mũ và không ảnh hưởng đến chất lượng của mũ. Ngoài ra, cần phải kiểm tra khoá mũ. Khoá và dây mũ phải thật chắc chắn. Nếu không, khi xảy ra tai nạn, chiếc mũ có thể bị bật ra khỏi đầu. Nên lựa chọn mũ vừa với đầu của trẻ.

____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

16 tháng 3, 2011

Triển khai phẫu thuật chấn thương sọ não

“Thời gian vàng” trong phẫu thuật các ca chấn thương sọ não là 4 giờ. Nếu buộc phải chuyển vào Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh thì bệnh nhân bị chấn thương sọ não mất đi 1/4 cơ hội sống. Ngược lại, nếu bệnh nhân được phẫu thuật trong “thời gian vàng” thì tỉ lệ thành công gần gấp rưỡi. Vì vậy BVĐK khu vực Bồng Sơn (Hoài Nhơn) đã quyết tâm triển khai phẫu thuật chấn thương sọ não...

* Kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch

Ngày 5.2.2010, trên đường đi đám cưới về, Tô Văn Minh cùng 2 người bạn khác là Phùng Xuân Vinh, Phùng Xuân Thắng (cùng ngụ tại xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn), tông trực diện vào một chiếc ô tô khách. Hậu quả của vụ tai nạn là Phùng Xuân Vinh chết tại chỗ, Tô Văn Minh cùng bạn bị thương nặng, được Trung tâm Y tế huyện Hoài Nhơn chuyển vào BVĐK khu vực Bồng Sơn lúc 10 giờ 45 phút.
Tô Văn Minh vào viện trong tình trạng hôn mê, vết thương vùng chẩm chảy máu, được chẩn đoán chấn thương sọ não kín; chỉ định chụp CT - Scaner cho thấy, dập xuất huyết nhu mô não thùy trán bên phải với kích thước 3,5 x 3,1 x 3, có hiệu ứng choán chỗ.
Lập tức, bệnh nhân được hội chẩn và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Kíp mổ gồm bác sĩ Trần Duy Hưng (chuyên khoa I Ngoại thần kinh), bác sĩ Nguyễn Minh Ty (chuyên khoa I Ngoại chấn thương); kíp gây mê gồm cử nhân Lê Văn Cầm, cử nhân Nguyễn Văn Minh; dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu để chăm sóc tích cực với các phương tiện hồi sức hiện đại. 
Ngày 9.2, chúng tôi gặp Minh tại phòng bệnh của khoa Hồi sức cấp cứu. Chưa hết bàng hoàng sau vụ tai nạn, Minh chỉ biết luôn miệng cảm ơn các y, bác sĩ của Bệnh viện. Còn mẹ của Minh thì mừng khôn tả, bởi: “Năm hết Tết đến, nghe tin con tai nạn, tui chết điếng. Giờ cả nhà thở phào nhẹ nhõm khi ca phẫu thuật được các y, bác sĩ thực hiện thành công”.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết: “Đây là ca phẫu thuật chấn thương sọ não đầu tiên của Bệnh viện. Ngày Bệnh viện quyết định đưa bệnh nhân vào phẫu thuật, mọi sự quan tâm của cán bộ, nhân viên Bệnh viện đều dồn vào khu vực phòng mổ. Sau hơn 3 giờ phẫu thuật và 3 ngày tích cực hồi sức, đến hôm nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định”.
* Thêm cơ hội sống cho bệnh nhân
Ca phẫu thuật Tô Văn Minh được xem là một món quà ý nghĩa đầu xuân 2010, mở đầu cho việc triển khai phẫu thuật chấn thương sọ não tại BVĐK khu vực Bồng Sơn.
Nằm trên Quốc lộ I A, có vị trí thuận lợi trong việc đi lại của nhân dân trên địa bàn các huyện phía Bắc tỉnh và một số xã phía Nam huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, mỗi năm, BVĐK khu vực Bồng Sơn tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân bị tai nạn chấn thương sọ não. Đơn cử năm 2009, Bệnh viện đã tiếp nhận 14.115 trường hợp cấp cứu, trong đó có 1.159 ca do tai nạn giao thông, 218 bệnh nhân buộc phải chuyển viện vào BVĐK tỉnh với chẩn đoán lâm sàng chấn thương sọ não. Còn trong những ngày giáp Tết Canh Dần 2010, bình quân mỗi ngày, BVĐK khu vực Bồng Sơn tiếp nhận 3-4 trường hợp bị tai nạn chấn thương sọ não, chưa kể những ca tai nạn giao thông hàng loạt.
Bác sĩ Lê Thân, Giám đốc Bệnh viện, cho biết: “Thời gian vàng” trong phẫu thuật các ca chấn thương sọ não là 4 giờ. Nếu buộc phải chuyển vào BVĐK tỉnh (gần 100 km) thì bệnh nhân bị chấn thương sọ não mất đi 1/4 cơ hội sống. Ngược lại, nếu bệnh nhân được phẫu thuật trong “thời gian vàng” thì tỉ lệ thành công và hồi phục của bệnh nhân cao gần gấp rưỡi. Đó là chưa kể các khoản chi phí tốn kém đi kèm về thời gian và tiền bạc cho bệnh nhân và người nhà nếu phải chuyển viện bệnh nhân lên tuyến trên.
Từ những bức xúc và trăn trở nói trên, tập thể y, bác sĩ của Bệnh viện đã quyết tâm chủ động bằng mọi cách triển khai phẫu thuật chấn thương sọ não ngay tại Bệnh viện để phục vụ bệnh nhân tốt hơn.
Trước hết là đầu tư về nhân lực. Năm 2007, Bệnh viện đã cử bác sĩ Trần Duy Hưng (khoa Ngoại Chấn thương thần kinh) học chuyên khoa cấp I về thần kinh sọ não; bác sĩ chuyên khoa cấp II Ngoại tổng quát Đoàn Nhật Quang (Trưởng khoa Ngoại tổng hợp) học thêm về phẫu thuật thần kinh sọ não 3 tháng; nhân viên gây mê hồi sức và phòng mổ cũng được theo học các lớp đào tạo. Kết quả, đến đầu tháng 2.2010, Bệnh viện triển khai phẫu thuật chấn thương sọ não khi được đầu tư hệ thống phẫu thuật, máy CT - Scaner. 
Đây thực sự là một nỗ lực rất đáng trân trọng của BVĐK khu vực Bồng Sơn, góp phần cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân và “giảm tải” cho BVĐK tỉnh. Kế hoạch năm 2010, Bệnh viện đã đề nghị BVĐK tỉnh hỗ trợ chuyên gia phẫu thuật thần kinh để hoàn thiện hơn kỹ thuật này.

_____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

15 tháng 3, 2011

Chấn thương sọ não và những quan niệm sai lầm.

Không phải chấn thương não nào cũng nghiêm trọng, đầu bị đánh chỗ nào thì não bị chấn thương chỗ đó... đó là một số quan niệm sai lầm về chấn thương não. Trên thực thế, khi bị chấn thương thì não sẽ vĩnh viễn không phục hồi được như trước và trong một số trường hợp, phần não bị tổn thương không nằm ở chỗ bị đánh.

Quan niệm sai lầm về khả năng hồi phục

Khả năng hồi phục của chấn thương não không phải lúc nào cũng chậm. Trong năm đầu tiên, các chấn thương tại não hồi phục rất nhanh chóng nhưng trong những năm tiếp theo thì tốc độ hồi phục sẽ chậm lại, đặc biệt là quá trình phục hồi chức năng ngôn ngữ, logic...

Sau chấn thương, não vĩnh viễn không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu vì tế bào não không tự sinh sản. Những phần não bị tổn thương sẽ trở thành những hốc trống đầy dịch não.

 

Ở những người bị chấn động mạnh và bất tỉnh sau đó, bộ não của họ có thể đã bị lệch ra khỏi phần đế bợ

Quan niệm sai lầm về các chấn thương. Có 3 cách gây chấn thương não: bị đánh vào đầu, đập đầu vào tường và chấn động não. Những người bị đánh vào đầu phải chịu chấn thương kép cả bên gòai lẫn bên trong. Khi bị đánh vào đầu, đặc biệt là 1 bên hay phía sau, phần bị chấn thương bên trong là phần não phía đối diện chứ không phải phần não ngay bên bị đánh.

Khi đập đầu vào tường, việc va chạm mạnh với tường không phải là nguyên nhân chính gây ra chấn thương. Trong hầu hết trường hợp, chấn thương gây ra bởi quán tính lớn của não sau va chạm làm não bộ va đập vào xương sọ gây máu bầm hoặc xé rách một phần não.

Ở những người bị chấn động mạnh và bất tỉnh sau đó, bộ não của họ có thể đã bị lệch ra khỏi phần đế bợ có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim và các họat động khác của cơ thể. Những người sau chấn động tỉnh ngay và vẫn tiếp tục sống môt thời gian dài vẫn bị tổn thương rất nặng, đặc biệt là khả năng tâm thần. Hậu quả của các chấn động lọai này có thể thấy ở các tay chơi quyền anh lâu năm.

Ước lượng độ nghiêm trọng của chấn thương

Sau khi bị đánh, đập đầu hay chấn động não, người bệnh có thể bị mất trí nhớ ngắn hạn hay tồi tệ hơn là ngất xỉu. Than nhân người bị nạn phải cố gắng để ý tới thời gian mất trí sau khi chấn thương. Thời gian này rất khó xác định nhưng rất quan trọng trng việc xác định khả năng phục hồi sau này.


Trong những tuần đầu tiên sau khi bị thương, các bác sĩ sẽ rất khó xác định khả năng hồi phục của bệnh nhân do đó thân nhân không nên thúc ép họ phải trình bày tình trạng phục hồi chấn thương. Các bác sĩ cũngkhông muốn cung cấp một hi vọng ảo cho người nhà nạn nhân.
 

Những khối u ngòai da thường ít nghiêm trọng U và máu bầm

Máu bầm trong não khác với những khối u xuất hiện sau chấn thương. các cục máu bầm trong não xảy ra do hiện tượng xuất huyết nội hoặc do các mô não tự động phù lên để chữa chấn thương. Chúng thường gây nguy hiểm chết người do áp lực mà chúng gây ra lên não.

Các cục u sau chấn thương chỉ là dịch của cơ thể tụ lại ở các thưong tích ngòai da, chúng không đáng lo ngại nhưng nếu nạn nhân bị đánh khá mạnh, tốt nhất là người nhà nên kiếm một bác sĩ để đề phòng các chấn thương nghiên trọng bên trong.

Chấn thương không đáng ngại

Không có chấn thương não nào là không đáng ngại. Các nhà khoa học New Zealand trong năm 1980 đã chứng minh người bị chấn thương não ít nghiêm trọng nhất cũng sẽ để lại hậu quả lâu dài, mà trong thí nghiệm của họ là khả năng nhớ tức thời và sự thận trọng.
(Theo iafrica.com)

__________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

14 tháng 3, 2011

Quản lý bệnh nhân chấn thương sọ não ở tuyến cơ sở

Chấn thương sọ não kín do tai nạn giao thông ngày càng tǎng và tỉ lệ tử vong cao. Cùng với sự tiến bộ về phương tiện chẩn đoán và khả nǎng hồi sức, tỉ lệ tử vong do chấn thương sọ não (CTSN) đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng làm tỉ lệ này còn cao là khả nǎng xử trí ban đầu tại tuyến cơ sở còn yếu kém. Quản lý CTSN là giảm tối đa tổn hại phát sinh từ các biễn chứng thứ phát, trong đó chǎm sóc ban đầu đóng vai trò quan trọng.



Phân loại thương tổn

Các thương tổn giải phẫu của chấn thương sọ não có thể chia thành 2 loại (theo Kenneth W.Lindsay):


1. Tổn thương nguyên phát

- Dập não (contre-coup)


- Tổn thương trục


2. Tổn thương thứ phá
t

- Máu tụ trong hộp sọ gồm: ngoài màng cứng (NMC); trong não và dưới màng cứng; dưới màng cứng (DMC)


- Phù não


- Thoát vị não qua lều và lỗ chẩm


- Thiếu máu não do thiếu oxy và giảm lưu lượng tưới máu não.

Quản lý CTSN

1. Đánh giá lâm sàng toàn diện trong bệnh cảnh đa chấn thương:

- Đường thở

- Ngực bụng: xác định người bị nạn có tràn máu- khí màng phổi; hội chứng chảy máu trong không. Nếu nghi ngờ có thể cho chụp X quang ngực, chọc rửa ổ bụng hoặc siêu âm bụng.


- Kiểm tra tổn thương sọ và tủy sống: đánh giá mức độ tri giác theo thang điểm Glasgow, khám các dấu hiệu thần kinh khu trú.


- Khám chi tìm các tổn thương xương và phần mềm, nếu nghi ngờ cho chụp X quang.


2. Xứ trí ban đầu
: khẩn trương, đồng thời với thǎm khám ban đầu.

- Tư thế bệnh nhân: đầu cao 20-300 so với mặt nằm ngang và bất động cổ cho tới khi loại trừ chấn thương tủy cổ.


- Hỗ trợ hô hấp: làm sạch đường thở; thở oxy; đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản ở người hôn mê có Glasgow dưới 9 điểm; thở máy.


- Hỗ trợ tuần hoàn: nếu có tụt huyết áp phải cho truyền plasma, sau đó truyền máu.


- Bất động chi gãy để giảm đau, chống sốc.


3. Chẩn đoán thương tổn não:


Thǎm khám thần kinh để phát hiện các thương tổn tiên phát và thứ phát trong hộp sọ, vì vậy cần đánh giá cả quá trình từ lúc bệnh nhân bị tai nạn tới lúc đến viện.


3.1. Hỏi bệnh


- Ngày, giờ bị tai nạn;


- Các yếu tố liên quan, tác nhân gây tai nạn, đầu cố định hay di động;


- Theo dõi diễn biến tri giác, phát hiện khoảng tỉnh .


3.2. Khám thần kinh:


- Tri giác: cho điểm theo thang điểm hôn mê Glasgow và so sánh với tri giác trước đó để biết tri giác có xấu đi không.


- Phát hiện các dấu hiệu thần kinh khu trú: vận động, đồng tử, tổn thương dây thần kinh sọ... để đánh giá vị trí thương tổn.


3.3. Khám tại chỗ:


- Tìm các thương tích ở da đầu để xác định vị trí va đập đầu tiên (rách da, tụ máu), xem có dịch não tủy hoặc não ở vết thương không.


- Các dấu hiệu gián tiếp của vỡ nền sọ: chảy máu mũi, tai; tụ máu quanh mắt hoặc sau tai; chảy dịch não tủy qua mũi hoặc tai.


3.4. Đánh giá thương tổn:


- Mê từ đầu: bệnh nhân có các thương tổn tiên phát: dập não, tổn thương trục. Nếu tri giác tiếp tục xấu đi có thể có các thương tổn thứ phát kèm theo: chảy máu, phù não, thiếu máu não.


- Có khoảng tỉnh: bệnh nhân có thương tổn thứ phát, phần lớn là biến chứng chảy máu. Tuy nhiên, có 2 loại diễn biến của khoảng tỉnh:


- Nếu mất tri giác ban đầu: thường có tụ máu dưới màng cứng hoặc trong não kèm phù não thứ phát.


- Không mất tri giác ban đầu: phần lớn do máu tụ ngoài màng cứng đơn thuần. Trường hợp này bệnh nhân chỉ có các rối loạn ban đầu: nôn, đau đầu nhiều.


- Không mất tri giác: Trường hợp này vẫn cần theo dõi cẩn thận, nhất là ở những người bị đau đầu nhiều, có các dấu hiệu kích thích màng não: nôn, buồn nôn, cứng gáy... có thể có những ổ dập não nhỏ, máu tụ nhỏ và diễn biến nặng hơn.


3.5. Cận lâm sàng


- X quang tiêu chuẩn: chụp sọ thẳng nghiêng, chụp hàm mặt, chụp cột sống cổ là bắt buộc trong tất cả các trường hợp CTSN.


Khi phát hiện có đường vỡ xương ở hộp sọ mà tri giác xấu đi có nghĩa là bệnh nhân có máu tụ ngoài màng cứng dưới đường vỡ.


- Chụp cắt lớp vi tính: không bắt buộc cho tất cả các CTSN, mà chỉ nên chụp trong các chỉ định sau:


-Hôn mê từ đầu; tri giác tụt 2 điểm Glasgow; có dấu hiệu bất thường về thần kinh như liệt, động kinh, tổn thương thần kinh sọ.


- Có đường vỡ xương phức tạp, nhất là người già và trẻ em.


- Người có nguy cơ cao như ngộ độc rượu, cao huyết áp...


- Triệu chứng cơ nǎng trầm trọng: đau đầu dữ dội, nôn nhiều lần.


Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán thương tổn não. Tuy nhiên, đại đa số các cơ sở hiện nay chưa có phương tiện này. Vì vậy, cần khám lâm sàng tỉ mỉ và theo dõi sát để chẩn đoán và xử trí ngay, nhất là phát hiện các biến chứng tụ máu sau chấn thương.


4. Điều trị thực thụ


Điều trị CTSN bao gồm điều trị ngoại khoa các thương tổn chảy máu dẫn tới máu tụ trong hộp sọ và điều trị nội khoa các chấn thương não nặng. Với điều kiện kỹ thuật và phương tiện còn hạn chế, nhiệm vụ chủ yếu và trước mắt của các tuyến cơ sở là:


4.1. Phát hiện và xử trí tại chỗ các thương tổn đơn giản như: lún sọ, vết thương sọ não, máu tụ ngoài màng cứng. Các thương tổn này có tiên lượng tốt nhưng đòi hỏi phải xử trí ngay và kỹ thuật đơn giản.


- Sau khi chẩn đoán có máu tụ và xác định được vị trí khối máu tụ nhờ khoảng tỉnh, các dấu hiệu khu trú và đường vỡ xương, có thể tiến hành một mũi khoan thǎm dò sọ. Các vị trí hay gặp theo thứ tự: thái dương- trán- đỉnh- chẩm.


- Khi thấy máu tụ có thể mở rộng đường mổ và mở cửa sổ xương theo vị trí khu trú của ổ máu tụ.


- Lấy máu tụ và cầm máu bằng dao điện, phục hồi cơ dập nát, khâu treo màng cứng.


- Nếu quá trình cầm máu khó khǎn, có thể dẫn lưu và chuyển ngay tuyến chuyên khoa.


4.2. Quản lý và xử trí các thương tổn não không quá phức tạp như dập não nhỏ, phù não cục bộ, chảy máu ít... Trường hợp này bệnh nhân thường thay đổi tri giác không nhiều, điểm Glasgow từ 11-15 điểm. Điều trị nội khoa kết hợp theo dõi sát:


- Truyền dịch với bilan âm,


- Thở oxy,


- Giảm đau tốt để tránh kích động, vật vã,


- Lợi tiểu nhẹ: Manitol 20%, liều 1g/kg/24h.


4.3. Sơ cứu ban đầu các chấn thương não nặng:


- Dập não rộng và nhiều ổ


- Tổn thương trục


- Chảy máu màng mềm và thất não dẫn tới co thắt mạch


- Chảy máu dưới màng cứng lan tỏa


- Chảy máu quanh thân não


Mục đích của sơ cứu là bảo vệ não và hạn chế tiến triển của thương tổn (chủ yếu là do phù não lan tỏa bởi các tổn thương trên):


+ Để bệnh nhân ở tư thế đầu cao 20-300.


+ Thông khí và tǎng thông khí: hút đờm dãi, máu đọng; thở oxy. Khi điểm Glasgow dưới 9, bắt buộc phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản, tốt nhất là thở máy.


+ Giảm đau và an thần.


+ Lợi tiểu: Manitol 20% với tổng liều 1g/kg/24h. Cách cho: chia nhiều lần trong ngày và truyền nhanh (15-20phút).


+ Hạ thân nhiệt.


+ Xông dạ dày tránh trào ngược.


5. Chuyển viện
: cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì không ít bệnh nhân đã chết trên đường vận chuyển hoặc đến nơi thì đã quá nặng.

Chỉ định chuyển viện phụ thuộc vào 3 yếu tố:


- Thời gian: theo nhiều tác giả, thời gian vận chuyển bệnh nhân từ tuyến cơ sở tới tuyến chuyên khoa phải dưới 2 giờ đến 3 giờ mới an toàn, nếu lâu hơn thì tỉ lệ tử vong rất cao.


- Tình trạng tri giác: việc chuyển viện sẽ vô ích nếu bệnh nhân đã hôn mê quá sâu (điểm Glasgow từ 6 trở xuống).


- Tốc độ suy đồi tri giác: nếu tình trạng bệnh nhân xấu nhanh thì việc vận chuyển sẽ không an toàn, khi đó cần xử trí tại chỗ, hoặc ngoại khoa, hoặc nội khoa, việc chuyển viện sẽ xem xét sau.


Trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân cần được hồi sức tích cực theo phác đồ đã nêu ở trên, cần chú trọng vấn đề thông khí và lợi tiểu. 


_______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

13 tháng 3, 2011

Chấn thương sọ não và những di chứng

Đội mũ bảo hiểm, cách tốt nhất để phòng tránh chấn thương sọ não. Ảnh: VL
Chấn thương sọ não (CTSN) là một tình trạng tổn thương do tai nạn gây ra và để lại hậu quả nghiêm trọng. Những năm gần đây, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông có xu hướng ngày càng gia tăng. Số người chết và bị thương từ nguyên nhân CTSN sọ não chiếm hơn 60%.

MỘT SỐ THƯƠNG TỔN CHÍNH TRONG CTSN
- Khối máu tụ ở khoang ngoài màng cứng cấp tính: Chủ yếu là do tổn thương động mạch màng não giữa; nạn nhân tỉnh táo hoàn toàn sau tai nạn nhưng mất hoặc giảm nhanh ý thức sau vài giờ; đồng tử một bên giãn (thường cùng với bên bị tổn thương); liệt nửa người (đối diện với bên bị tổn thương). Với loại tổn thương này, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau mổ, nếu được càng sớm càng tốt
- Máu tụ dưới màng cứng: Khi khối máu tụ ở khoang dưới màng cứng, kết hợp với đụng dập nặng và tổ chức não phía dưới hình thành do rách tĩnh mạch bắc giữa vỏ não và màng cứng. Nạn nhân thường mất hoặc giảm tri giác ngay sau tai nạn. Đồng tử một bên giãn (cùng bên bị tổn thương) và có thể bị liệt nửa người (đối diện với bên bị tổn thương).
- Máu tụ trong não: Thường có các dấu hiệu như máu tụ dưới màng cứng. Đây là những loại tổn thương nặng. Tỷ lệ thần kinh và di chứng để lại rất cao.
- Vỡ nền sọ: Bệnh nhân bị thâm tím xung quang mắt (dấu hiệu đeo kính râm), bầm tím ngay sau tai (xương chũm), dịch não chảy qua tai hoặc qua mũi.
- Chấn động não: Mất ý thức thoáng qua vài phút ngay sau bị tai nạn, sau đó bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.
- Lún sọ: Xương sọ bị vỡ, lõm xuống. Mảnh xương vỡ có thể bị đè vào hoặc đâm xuyên qua màng cứng hoặc tổ chức não nằm phía dưới.
CÁC RỐI LOẠN SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Chấn thương sọ não thường để lại di chứng nặng nề, trong đó có rối loạn tâm thần với các hội chứng chính: suy nhược, suy não, động kinh và giảm sút trí nhớ.
Hội chứng suy não sau chấn thương thường có biểu hiện rối loạn tâm thần và thần kinh rõ ràng hơn so với hội chứng suy nhược. Bệnh nhân có thể la hét, vật vã hoặc diễn lại tình huống chấn thương, tình huống chiến đấu (đối với thương binh). Các triệu chứng này thường gặp trong năm đầu của chấn thương, về sau thì mất hẳn.
Trạng thái mệt mỏi xảy ra thường xuyên và không mất đi sau nghỉ ngơi. Bệnh nhân giảm sút trí nhớ, khó nhớ các kiến thức mới, tư duy kém linh hoạt và nghèo nàn; cảm xúc thường biến đổi, không ổn định, dễ bùng nổ; không tự kiềm chế bản thân, dễ tấn công người khác, hay mâu thuẫn, kiện cáo... Ngược lại, có người ở trạng thái vô cảm như lờ đờ, chậm chạp, thiếu chủ động.
Suy não sau chấn thương sẽ nặng nề hơn khi gặp một số yếu tố không thuận lợi về cảm xúc, tinh thần, lao động quá mệt nhọc, bị bệnh nhiễm khuẩn, uống rượu...
Động kinh sau chấn thương chiếm tỷ lệ 4-5% các ca chấn thương sọ não; nếu là các vết thương chiến tranh thì tỷ lệ này tăng lên 30%. Động kinh có thể xuất hiện sau chấn thương rất sớm từ vài giờ, vài ngày hoặc có thể từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng thường xuất hiện trong vòng 2 năm sau chấn thương (80%). Động kinh sau chấn thương thường là động kinh cục bộ; nếu là toàn thể thường cũng bắt đầu bằng cơn cục bộ. Cơn động kinh có thể bắt đầu bằng hiện tượng giống rối loạn phân ly; trong cơn, ý thức bệnh nhân không mất hoàn toàn, dễ có hành vi hung bạo, nguy hiểm, nhưng kết thúc bằng cơn co giật, mất ý thức.
Ở Việt Nam số người bị chấn thương sọ não do TNGT ngày càng gia tăng, nhất là ở những người điều khiển xe gắn máy. Nhà nước đã buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy. Mọi người phải tôn trọng luật lệ giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, không uống rượu bia khi chạy xe, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,... Có như vậy mới hạn chế được TNGT, chấn thương sọ não, bảo vệ được tính mạng của mình và người khác.
Trong hội chứng sa sút sau chấn thương, bệnh nhân mất trí nhớ toàn bộ, trí năng giảm sút rõ rệt, mất khả năng phê phán, lao động trí óc, chỉ còn có thể làm được một số công việc chân tay đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao. Một số bệnh nhân khác tiến triển rất nặng, chỉ còn các hoạt động bản năng, hết khả năng tự phục vụ.
Ngoài ra, bệnh nhân sau chấn thương sọ não còn có thể gặp một số rối loạn: có triệu chứng giống tâm thần phân liệt, hội chứng Paranoid, có ý tưởng bị theo dõi hoặc ghen tuông; hoang tưởng; hay bị thay đổi nhân cách; một số còn có thể tự sát.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA
Theo các nhà nhà chuyên môn thì chấn thương sọ não gây ra những nguy cơ đáng sợ và nặng nề như: chảy máu bên trong hộp sọ, dập não, sưng phù não làm thể tích gia tăng trong khi hộp sọ không còn khả năng giãn nở, do đó rất dễ tử vong. Khi bị té ngã, phải nghĩ ngay đến chấn thương sọ não nếu thấy những dấu hiệu sau: da đầu sưng hoặc chảy máu, đau đầu nhiều hoặc ít, buồn nôn ói mửa, hôn mê hoặc không hôn mê. Cần đưa ngay bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất. Trong khi sơ cứu cần lưu ý đặt nạn nhân nằm nghiêng để đàm và máu dễ chảy ra ngoài, tránh tắc nghẽn đường hô hấp. Phải giữ cột sống thẳng cho đến khi tới bệnh viện, vì gập cột sống có thể làm bệnh nhân ngưng thở đột ngột. Khi da đầu chảy máu, không nên dùng bất cứ vật gì để băng ép, không gỡ vật gỉ ra khỏi vết thương trước khi đến bệnh viện. Chấn thương sọ não gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời, yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng.

__________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

12 tháng 3, 2011

Món ăn bài thuốc giúp phục hồi sau chấn thương sọ não

Hạt sen (cả tâm) 50 g sao vàng, tán bột; long nhãn 30 g, đường phèn vừa đủ; nấu thành chè, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng bổ hư, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người bị mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, dễ bị kích động... do chấn thương sọ não.

Sau tai nạn, các bệnh nhân chấn thương sọ não (bao gồm cả chấn động não, dập não và tụ máu nội sọ) thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh với các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, trí nhớ giảm sút... Y học cổ truyền cho đây là chứng khí huyết bất túc, đàm ứ lưu trở, não tủy thất dưỡng. Nguyên tắc điều trị là phải hóa ứ khứ đàm, bổ khí dưỡng huyết, tư thận ích tủy; cụ thể là kết hợp dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh... Trong đó, việc sử dụng các món ăn bài thuốc cũng có vai trò quan trọng để hỗ trợ điều trị.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc cụ thể:
- Chim bồ câu 1 con làm sạch, bỏ ruột, long nhãn, long vải, hạt sen, rượu vang mỗi thứ 10 g, kỷ tử 5 g, đường phèn 15 g. Tất cả hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Thuốc có công dụng bổ ngũ tạng, an thần, ích trí, dùng cho người suy nhược cơ thể, hay đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút sau chấn thương sọ não.
- Đầu cá chép 1 cái, bạch chỉ 6 g, đường đỏ 20 g. Tất cả đem hầm nhừ, lấy nước uống. Dùng cho người tâm thần bất an, hay đau đầu, chóng mặt sau chấn thương sọ não.
- Gà nhỏ (chừng 750 g) 1 con, đông trùng hạ thảo 9 g, ngũ vị tử 9 g, kỷ tử 15 g, long nhãn 15 g, hoài sơn 30 g, biển đậu 30 g. Tất cả làm sạch, đem hầm nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho những người cơ thể quá suy nhược, chậm phục hồi sức khỏe sau chấn thương.
- Nho tươi 500 g rửa sạch, ép lấy nước cốt; bã đem sắc kỹ lấy nước rồi hòa lẫn hai thứ nước với nhau, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 100 ml. Thuốc có công dụng bổ hư, dưỡng tâm, an thần, dùng cho các trường hợp bị suy nhược thần kinh sau chấn thương sọ não.
Lưu ý: Bệnh nhân nên tránh các chất kích thích (như cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá) và các thức ăn khó tiêu.

____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

11 tháng 3, 2011

7 điều cần biết chấn thương sọ não trẻ em


chan_thuon.jpgDù rất lo lắng khi con mình bị ngã và nghi chấn thương sọ não, bạn cũng không nên đòi chụp X-quang hay CT-scan bằng mọi giá. Các kỹ thuật này chỉ nên thực hiện khi bác sĩ yêu cầu vì tia X. rất có hại đối với trẻ em. 

1. Chấn thương sọ não (CTSN) gây những tổn hại nào?
Chính vì vậy, việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ Tổn thương nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu mà dân gian thường gọi là “u đầu”, khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da. Khối tụ máu này tự tan sau vài ngày đến vài tuần. Nếu chấn thương nặng, trẻ có thể bị xẹp hay nứt, vỡ xương sọ. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ hay chấn động não và dập não.
2. Những biểu hiện của CTSN ở trẻ?
Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú. Trẻ có thể buồn nôn hay nôn nhiều lần, ngay cả khi không ăn uống gì. Than đau đầu là triệu chứng chỉ gặp ở trẻ lớn. Ở các trường hợp nặng, thương tổn trong sọ, trẻ có các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử và đi vào hôn mê, ngủ gọi không tỉnh dậy. Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn.
3. Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn hay nghi ngờ có CTSN?
Trước tiên, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. Không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật như nhiều người vẫn làm. Phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi.
4. Khi nào cần chụp X-quang hay CT-scan?
Việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ nên thực hiện khi có các triệu chứng như bất tỉnh sau chấn thương, chảy máu hay nước ở mũi, tai, da đầu bị tụ máu to hay bị rách rộng do vật nhọn đâm... Nhiều người muốn thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này dù bác sĩ không yêu cầu để được yên tâm; điều đó là không cần thiết và gây hại. Thực ra, việc chẩn đoán một trường hợp CTSN bao gồm nhiều yếu tố như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh.
5. Nếu trẻ được bác sĩ cho về nhà thì phải theo dõi điều gì?
Trong một số trường hợp, CTSN không có triệu chứng gì khi thăm khám; lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, lúc tỉnh lúc mê, ngủ gọi không thức, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, yếu liệt chân.
6. Khi nào phải phẫu thuật?
Trẻ sẽ được phẫu thuật khi bị vết thương sọ não, lún sọ hay có khối máu tụ to trong sọ... Nếu có nhiều thương tổn nặng như máu tụ dưới màng cứng, dập não, sau khi phẫu thuật, trẻ dễ bị di chứng như yếu liệt chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ. Trong trường hợp này, trẻ phải được tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện. Do hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên sự hồi phục của các di chứng sau CTSN thường cho kết quả tốt hơn so với người lớn.
7. Làm gì để phòng ngừa?
CTSN, dù nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm lý cũng như thực thể cho trẻ, Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông. 
BS. NGUYỄN ANH TUẤN 

__________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

10 tháng 3, 2011

Sơ cứu chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não (CTSN) gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, vì vậy nạn nhân cần được can thiệp cấp cứu kịp thời. CTSN có thể để lại các di chứng lâu dài như đau đầu, có giật, giảm trí nhớ, rối loại tiếng nóng, run tay... Những biến chứng cũng như di chứng sau CTSN rất nặng nề, do đó mỗi người nên có ý thức phòng ngừa mọi tai nạn có thể dẫn đến CTSN.


Thế nào là CTSN?
Bất cứ lực tác động trực tiếp hay gián tiếp nào vào đầu làm tổn thương xương sọ hoặc mô não bên trong đều được xem là CTSN.
Nguyên nhân nào gây nên CTSN?
CTSN có thể xảy ra do:
- Tai nạn giao thông
- Tai nạn lao động
- Tai nạn trong sinh hoạt (té, ngã)
- Do đánh nhau.
Lực tác dụng vào đầu gây hậu quả gì?
Tổn thương sọ não có thể xảy ra ở nơi bị đập trực tiếp hoặc do hậu quả của biến chứng thứ phát:
1. Chấn động não
Nạn nhân mất tri giác tạm thời một thời gian ngắn sau khi đầu bị một lực va chạm tác động vào, không có tổn thương thực thể như mô nào.
2. Tổn thương do đụng đập: có 2 loại, có thể phổi hợp với nhau.
- Dập và rách vỏ não: có thể xảy ra ngay dưới vùng não bị đụng dập hoặc ở bên đối diện, thường hay bị nhiều nhất ở thùy não trán và thùy não thái dương. Dập não thường ở nhiều nơi và có thể xảy ra cả hai bên.
- Tổn thương trục lan tỏa: loại này xảy ra do sự xé rách cơ học sau khi giảm tốc, làm đứt các sợi trục.
3. Tổn thương não thứ phát: có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau đụng dập ban đầu, bao gồm máu tụ trong sọ, phù não, thiếu máu não và nhiễm trùng.
3.1. Máu tụ trong sọ
- Máu tụ ngoài màng cứng: một đường nứt sọ làm đứt động mạch màng não giữa gây chảy máu vào khoang ngoài màng cứng, thường gặp ở vùng thái dương hay thái dương đỉnh. Đôi khi máu tụ ngoài màng cứng do rách xoang tĩnh mạch hang. Ở các nạn nhân bị biến chứng này thường thấy có khoảng tỉnh trong diễn biến của bệnh. Nạn nhân sau chấn thương có bất tỉnh, sau đó tỉnh lại, một thời gian sau nạn nhân bắt đầu lơ mở và đi vào hôn mê. Khoảng thời gian giữa hai lần bất tỉnh trong chuyên môn gọi là khoảng tỉnh. Đó là thời gian máu tụ hình thành trong sọ.
- Máu tụ dưới màng cứng (MTDMC): có thể chia làm 3 loại cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.
+ MTDMC cấp tính: nạn nhân có khoảng tỉnh ngắn hay không rõ ràng, có khi sau chấn thương nạn nhân mê ngay và mê sâu, thường có dập não kèm theo. Trong giai đoạn cấp tính có thể gặp máu tụ ngoài màng cứng một bên và MTDMC kèm dập não ở bên đối diện do tổn thương đụng dội.
+ MTDMC mạn tính: thường do rách các tĩnh mạch liên lạc nối từ xương sọ vỏ não sau những chấn thương không nặng lắm. Máu chảy chậm, thời gian từ khi bắt đầu chảy đến khi hình thành MTDMC có dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán thường trên 3 tuần lễ.
- Máu tụ trong não: máu tụ trong chất trắng bên dưới vỏ não thường trộn lẫn với mô não hoại tử, thường gặp ở thùy trán hay thùy thái dương, chung quanh có phù não.
3.2. Phù não: có thể xảy ra có hoặc không có máu tụ trong sọ do sự cương tụ mạch máu hoặc sự tăng dịch ngoại bào hay dịch nội bào. Ở nhiều chấn thương cơ chế gây ra cũng chưa biết rõ.
3.3. Tụt não: một sự tăng dần áp lực trong sọ do máu tụ trong sọ trên liều tiểu não làm di lệch đường giữa, gây ra các tổn thương nặng, trong chuyên môn gọi là tụt não. Có nhiều hình thức tụt não, ví dụ tụt não thái dương làm chèn ép thân não và gây tổn thương ở vùng này. Nếu tình trạng này không được điều chỉnh ngay hoặc có phù não lan tỏa cả hai bán cầu sẽ gây ra tụt não trung tâm.
3.4. Thiếu máu não: thường xảy ra sau chấn thương sọ não nặng, do sự thiếu oxy não hay do sự rối loạn trong sự cấp máu.
3.5. Nhiễm trùng: do rách màng cứng não bộ dễ đưa đến nhiễm trùng, ít khi xảy ra trong vòng 48 giờ sau chấn thương sọ não. Viêm màng não có thể xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Do đâu trẻ em bị CTSN?
CTSN không chỉ xảy ra ở trên đường khi tham gia lưu thông mà còn xảy ra do những bất cẩn trong sinh hoạt tại gia đình, đặc biệt là ở các trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi như ngã cầu thang, ngã vòng, bé trượt tay, ngã do sàn nhà trơn trượt v.v...
Biểu hiện nào khiến ta nghĩ trẻ bị CTSN?
Khi trẻ bị chấn thương đầu, các bậc cha mẹ nên nghĩ đến CTSN nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau:
- Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
- Ngay sau ngã, trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường (kích động khó dỗ,ngủ nhiều,lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn).
- Sau chấn thương đầu, trẻ nôn trên 2 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ (trong khi trước đó trẻ bình thường).
- Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phỏng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao.
Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.
Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn và nghi ngờ có CTSN?
- Trước tiên, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ.
- Không được vắt chanh vào miệng trẻ khi co giật, như nhiều người vẫn làm.
- Nhanh chóng đưa trẻ đến BV nhi chuyên khoa Ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi.
Nếu trẻ được cho về nhà phải theo dõi điều gì?
Trong một số trường hợp, CTSN không có triệu chứng gì khi thăm khám, lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay ói nhiều lần, lổ mũi hay lổ tai chảy máu hay nước trong, yếu liệt chân.
Sơ cứu CTSN tại chỗ thế nào cho đúng?
1. Nếu gặp một nạn nhân bị chấn thương vào đầu, có chảy máu nhiều ở vết thương da đầu, cần tìm cách băng cầm máu ngay. Các cách băng tùy thuộc vào nơi chảy máu như sau: (hình)
2. Ghi nhận tình trạng tri giác của nạn nhân lúc tiếp cận nạn nhân để báo lại cho nhân viên y tế. Đây là dữ kiện rất quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị nạn nhân. Ví dụ: tỉnh, lơ mơ, mê man v.v...
3. Nếu có thể, ghi nhận tình trạng hai đồng tử (con ngươi ở tròng đen mắt) của nạn nhân. Đây cũng là dữ kiện cần thiết cho nhân viên y tế tại BV tiếp nhận nạn nhân.
4. Chú ý thương tích ở các bộ phận khác trong cơ thể nạn nhân như gãy xương chi trên, gãy xương đùi, chấn thương bụng, ngực v.v... Băng bó hoặc cố định các vết thương đồng thời ghi chú để dễ thấy trước khi chuyển nạn nhân đi. Nếu có các vật lạ đâm vào, không nên lấy chúng ra khỏi vết thương. Chỉ được lấy các vật dính vào vết thương khi người bệnh đang nằm trên bàn mổ trong BV.
5. Đặt nạn nhân nằm nghiêng cho lưỡi hạ xuống thấp, để đàm dãi và máu chảy ra ngoài dọc theo lưỡi, tránh gây tắc nghẽn đường hô hấp.
6. Sau khi xử trí cấp cứu ban đầu, cần tìm phương tiện đưa nạn nhân đến trung tâm y tế hay BV gần nhất.
7. Trong khi vận chuyển cần phải giữ thẳng cột sống cho đến khi nạn nhân được chuyển đến trung tâm cấp cứu gần nhất, vì gập cột sống có thể làm nạn nhân ngừng thở đột ngột.
Làm cách nào để vận chuyển nạn nhân?
Hiện nay phương tiện xe gắn máy rất phổ biến và cơ động nên đôi lúc người dân thường sử dụng để vận chuyển người bị nạn đến bệnh viện nhanh chóng. Tuy nhiên khi nạn nhân có chấn thương vùng đầu hoặc nghi ngờ có chấn thương sọ não cần phải vận chuyển dúng cách để giảm bớt những biến chứng có thể làm nặng thêm tình trạng hiện có.
Không nên:
- Vận chuyển bằng xe gắn máy
- Khiêng vác nạn nhân mà không có dụng cụ hỗ trợ
- Để nạn nhân tự về nhà - Bỏ qua các dấu hiệu nghi ngờ
- Nghĩ chở người sắp chết hoặc ra máu nhiều trên xe ô tô là không may mắn.
Nên:
- Gọi điện thoại số 115
- Vận chuyển nạn nhân bằng băng ca.
Phòng ngừa CTSN bằng cách nào?
A. Tại nhà
- Đối với trẻ em, CTSN dù nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm thần hoặc vận động, do đó cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn cho trẻ. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn.
- Chống trơn trợt trong nhà tắm, nền nhà, cầu thang... bằng cách lót các vật liệu chống trơn.
- Lót nhựa chống trơn ở cầu thang
- Chống trơn bằng cách ốp thanh nhôm ở bậc thang.
B. Ngoài đường
- Khi tham gia giao thông nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông.
- Chấp hành nghiêm luật lệ giao thông như không vượt đèn đỏ, không chạy ngược chiều, không chạy xe quá tốc độ.
- Lao động ở trên cao hoặc nơi công trường nên đội nón bảo vệ để bảo vệ đầu khi té ngã hoặc vật liệu rớt xuống đầu.

______________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →
 


Copyright © CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.